Cộng đồng hỏi đáp in kỹ thuật số
faq-in-phun-la-gi

IN PHUN LÀ GÌ?

Bạn có biết in phun sử dụng cho hầu hết máy in văn phòng hiện tại không ?. Lý do gì giúp chúng trở nên rất HOT ?. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

In phun là gì ? Nguyên lý của máy in phun

Là công nghệ in ấn hiện đại có tuổi đời chưa lâu nhưng chúng được nhiều doanh nghiệp và khách hàng ưa thích. Máy in dựa trên nguyên lý phun mực trực tiếp vào bề mặt mà không cần tiếp xúc. Đầu in phun sẽ di chuyển theo trục ngang và phun mực.

Đơn vị của in phun là pass. Pass là số lần phun mực trên 1 đơn vị diện tích để bản in đạt màu hoàn chỉnh. Nếu in chế độ 4 pass thì đầu phun phải phun 4 lần mới đủ màu như trên file in ấn. Nếu in khổ nhỏ, khách hàng thường sẽ phân vân giữa 2 loại là in phun và in laser. Chúng tôi có bài viết phân tích về ưu nhược điểm của in phun và in laser.

Hệ màu máy in phun thường dùng là gì ?

Dựa trên màu in thực tế, người ta chia làm 2 chế độ: in màu và in đen trắng. Những loại máy in đen trắng có giá rẻ và ít sử dụng hơn máy in màu. Hệ màu chính sử dụng cho máy in màu là CMYK. Tất cả 4 màu này khi pha trộn có khả năng in ra hàng triệu màu như mong muốn.

Các loại máy in phun được sử dụng hiện nay

  • Máy in phun mực khổ lớn Taimes
  • Máy in phun kỹ thuật số: là loại máy phun dùng trong nghành in kỹ thuật số. Có nhiều loại và sử dụng các loại mực in khác nhau. Loại máy in lớn nhất có thể in được khổ 3.1m.
  • Máy phun in khổ lớn như: Taimes1806DF / Taimes3206H/ Taimes1806HD
  • Máy in phun dành cho nghành quảng cáo: Taimes3206NC, Taimes3204SN, Taimes3208H

Máy in phun có ưu điểm là điện năng tiêu thụ thấp và công suất in tương đối. Với máy in giấy tốc độ khoảng 10 – 20 trang A4/phút, không nhanh bằng tốc độ máy laser. Ngược lại, chúng cho chất lượng in màu tốt hơn hẳn máy laser. Các máy in khổ lớn có công suất cao hơn nhưng tốc độ in không quá nhanh.

Nhiều máy in phun sử dụng công nghệ nội suy để nhận ra điểm ảnh giúp chất lượng in đẹp hơn. Các máy phun khổ nhỏ có thể in trên nhiều loại giấy như: A4, giấy ảnh, giấy vải và chất nền bao gồm cả thủy tinh, kim loại, đá cẩm thạch… cho đến những vật liệu khó như: gỗ, inox, kim loại, mica, alu, kính.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *